Vị trí: Thành nằm ở thung lũng Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Thành cổ Nghị Lang được xây dựng vào những năm 1527 – 1533 là một trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả vùng sông Chảy đầu thế kỷ XVI.

Hiện nay thành còn nhiều dấu tích. Phía đông là sông Chảy – một chiến hào tự nhiên nước chảy xiết cuồn cuộn, từ ngòi Lự đến ngòi Ràng là những đoạn luỹ cổ, tre ken dày và bên kia sông Chảy là bãi soi Bầu (từ cổ nghĩa là bề trên, chỉ anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật ). Tương truyền đó là bến thuyền, là căn cú quân sự của các chúa Bầu, ở đó có đồi khao quân. Phía bắc thành một bên dựa vào núi cao hiểm trở, chân núi là ngòi Ràng – một con suối rộng từ 6 – 8m làm chiến hào chở che. Ngang bờ chiến hào, các chúa Bầu còn cho trồng luỹ tre theo hình tam giác ken chặt bờ thành. Phía nam và tây thành đều dựa vào các dẫy núi cao. Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, sản xuất gạch ngói, có trại lính và hệ thống chợ búa trường học.
 
Đặc biệt, thành còn có ngôi chùa Phúc Khánh quy mô lớn nhất vùng. Chùa nằm trên một ngọn đồi. Hiện nay nền ngôi chùa vơí nhiều tảng đá kê cột chùa vẫn còn. Ở đây còn lưu giữ một bia đá lớn hình chữ nhật khổ 33x55mm có con rùa đội bia, trên bia nổi bật hàng chữ “Phúc Khánh Tự”.
 
Phía tây bắc thành có hệ thống hồ sen du ngoạn của chúa Bầu với phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình” khá đẹp. Cạnh hồ là quần thể các lò gốm, lò gạch cổ. Suốt trên vạt đồi rộng hàng ngàn m² còn ngổn ngang các hiện vật gốm cổ, nhiều nhất là ngói cổ thời Lê Trung Hưng. Ở hàng Căm Véo – một điểm chốt tiền tiêu phía tây thành tìm thấy một khẩu súng lệnh bằng đồng dài 40cm , đường kính dài 12cm, trên thân khẩu súng còn khắc hai hàng chữ “Nghị Lang thủ ngự”. Đây là khẩu súng lệnh mang số hiệu 29 của vị thủ lĩnh đơn vị bảo vệ thành Nghị Lang.
 
Sách “Đại nam nhất thống chí” mục cổ tích còn ghi: “ Chúa Bầu cây cối xanh tốt, những đêm thanh vắng, người địa phương thường nghe tiếng trống chiêng và ngọn lửa lúc sáng lúc tối”.
 
Lịch sử đã sang trang, nhưng dấu tích oanh liệt hùng cứ một phương chống nhà Mạc, bảo vệ biên cương của các chúa Bầu vẫn luôn in đậm trong truyền thống người dân.
Đi dọc theo quốc lộ 70 qua địa phận Yên Bái, chúng ta sẽ đến với huyện Bảo Yên – mảnh đất cửa ngõ phía nam của tỉnh Lào Cai. Đây là địa danh gắn liền với chiến thắng Phố Ràng lịch sử được cả nước biết đến qua kí sự “Trận Phố Ràng” của nhà văn liệt sĩ Trần Đăng. Bên cạnh đó, Bảo Yên còn nhiều địa danh khác mang dấu ấn lịch sử qua các triều đại như: Di tích lịch sử chiến thắng Nghĩa Đô, khu căn cứ cách mạng Việt Tiến và đặc biệt là Đền Phúc Khánh – Thành cổ Nghị Lang. Năm 2001, Đền Phúc Khánh – Thành cổ Nghị Lang được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Tham khảo thêm du lịch sapa 2 ngày 1 đêm để trực tiếp khám phá thành cổ Nghị Lang ở Lào Cai
 
Đền Phúc Khánh nằm ở vị trí trung tâm khu di tích lịch sử thành Cổ Nghị Lang (thành nhà Bầu) được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI. Đền Phúc Khánh – Thành cổ Nghị Lang gắn liền với hai nhân vật lịch sử Gia Quốc Công – Vũ Văn Uyên, Quốc Công An Tây Vương – Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ đã có công phò giúp vua Lê ổn định triều Trần thế kỷ XVI – XVII lên xây dựng căn cứ chống lại nhà Mạc.
Vết tích lịch sử ở thành cổ Nghị Lang
 
Thời hậu Lê, triều vua Lê Chiêu Tông (1516-1522), hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật người ở xã Ba Đông, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã mở mang vùng Yên Bình, Lục Yên và chọn Đại Đồng (thuộc Yên Bình), Phúc Khánh (Gồm Phố Ràng, Yên Sơn ngày nay) để xây dựng căn cứ, chiêu mộ dân binh, sát cánh cùng người Tày, người Dao và các dân tộc khác phát triển vùng đất Phúc Khánh thành nơi phồn vinh, vững mạnh. Hàng loạt thành quách kiên cố được xây dựng, như thành Nghị Lang, Bảo Hà, Nghĩa Đô… Đồng thời hai ông còn cho xây dựng nhiều Đền, Chùa để thờ Phật như Chùa Phúc Khánh, Bảo Nhai, Đà Dương… để tạo một cuộc sống tâm linh, thanh bình đức độ cho thần dân trong vùng ngự trị trên dưới một lòng “Phù Lê diệt Mạc”.
 
Người anh hùng Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ đã có nhiều công lao bảo vệ biên cương, bờ cõi và dân lành, nên sau khi Vũ Văn Mật mất đi nhân dân thành Nghị Lang đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao và nhắc nhở cho con cháu đời sau lưu ân hương khói và thờ phụng người, công trình đó có tên là Chùa Phúc Khánh.
 
Trải qua thời gian với nhiều biến động của lịch sử, những bức tường thành đã sụt lở, mọi kiến trúc bên trong thành cũng như ngôi Chùa Phúc Khánh gần như bị phá huỷ hoàn toàn, vết tích của đền còn lại rất ít. Năm 2005, sau khi đối chiếu với phế tích Thành cổ Nghị Lang và Chùa Phúc Khánh để phù hợp với thực tiễn hiện nay, Chùa Phúc Khánh nằm trong quẩn thể khu di tích Thành cổ Nghị Lang xưa được đổi tên thành Đền Phúc Khánh. Năm 2006, được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước, lãnh đạo huyện và các cơ quan chuyên môn, di tích lịch sử văn hóa Đền Phúc Khánh được trùng tu tôn tạo và được xây dựng trên nền đất cũ theo kiến trúc thời Lê – Mạc.
 
Di tích lịch sử văn hoá Đền Phúc Khánh – Thành cổ Nghị Lang đã và đang tiếp tục được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp công sức trùng tu, tôn tạo, lưu truyền cho con cháu đời sau. Với những ý nghĩa lịch sử, di tích lịch sử văn hoá Đền Phúc Khánh đang mở ra hướng phát triển du lịch Bảo Yên, đón du khách tour sapa 3 ngày 4 đêm mọi miền trong nước đến dâng hương, thăm quan vãn cảnh và khám phá những nét đặc trưng văn hoá đặc sắc về vùng đất Bảo Yên giàu truyền thống cách mạng
 
Khám phá thành cổ Nghị Lang là điều rất thú vị cho chuyến du lịch của bạn, nếu yêu thích lịch sử, thích khám phá những di tích lịch sử thì bạn hãy đến thành cổ Nghị Lang để tìm hiểu được nhiều điều thú vị nhé.