Theo tiếng Mông, Pha Long có nghĩa là Hóa Lùng, rồng to hay chợ to. Đây là trung tâm mua bán của bà con các xã Pha Long, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ, Tả Gia Khâu của huyện Mường Khương vào các ngày thứ bảy hàng tuần.
 
Khi vào phiên chợ, ngay từ sáng sớm, trên khắp mọi nẻo đường đã thấy người người từ các thôn, bản nối tiếp nhau về chợ. Họ đi thành từng đoàn, từng nhóm, từng cặp và có khi là từng người một. Người thì gùi hàng, người thì dùng ngựa để thồ hàng, người thì xuống chợ bằng xe máy…Váy áo xúng xính, những chiếc ô xoè ra như nấm trên đầu các thiếu nữ với những màu sắc sặc sỡ, tạo nên bức tranh đầy sinh động, quyến rũ và thơ mộng.
 
Chợ Pha Long như đẹp hơn bởi người và hàng hóa. Mọi người mua bán hàng hóa ngay tại các lều, trại và cả ở hai bên đường. Người đông chen nhau đến chóng mặt: chen nhau mà thấy vui, mà mua bán, bắt chuyện, làm quen… Có đủ các dân tộc tụ họp về đây như: người Mông, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy…
 
Những chú ngựa thồ hàng xuống chợ được buộc vào thành bãi có tới cả gần trăm con. Trâu, bò, lợn, gà đều được đưa xuống chợ bán. Ngô, lúa, gạo, đậu tương cùng các mặt hàng khác thì nhiều vô kể. Nổi tiếng nhất là gạo Séng Cù: vừa thơm vừa ngon và hai sản vật không thể thiếu trong phiên chợ của người Mường Khương đó là ớt và mía xương gà.
 
Náo nhiệt, ồn ào và bắt mắt nhất là nơi bán hàng thổ cẩm. Xuống chợ, ai cũng muốn chọn cho mình những bộ váy áo đẹp nhất, vì thế chị em chọn lựa, ướm thử rất kỹ càng. Bên hàng ăn, người ta dễ bị choáng ngợp bởi hương vị quyến rũ của một số loại ẩm thực như: chảo thắng cố từ thịt trâu, thịt ngựa, thịt bò… của người Mông, hơi men cay nồng của thứ rượu đặc sắc: rượu Cốc Ngù của người Pa Dí, được vắt ra từ những hạt ngô của miền biên ải… Tuy nhiên, có lẽ tĩnh lặng nhất vẫn là dãy hàng thịt, tất cả đều là thịt lợn đen – loại lợn ngon nổi tiếng ở Mường Khương.
 
Phiên chợ Pha Long còn nổi tiếng với lễ hội Gầu Tào mỗi khi Tết đến, xuân về. Lễ hội Gầu Tào (hay còn gọi là Sải Sán), có nghĩa là hội leo núi, bắt đầu từ ngày mồng 3 đến mồng 6 âm lịch. Đồng bào dân tộc ở các vùng xung quanh, ở Bắc Hà, ở Sa Pa, thậm chí từ Mù Căng Chải của Yên Bái và cả bên Trung Quốc cũng đổ về Pha Long. Bắt đầu lễ hội, có một thầy cúng làm những thủ tục cúng lễ xung quanh hai cây tre được treo rượu, thịt; sau đó, ở vòng trong là các cụ già hát những bài ca ngợi tổ tiên, ông bà cha mẹ, kể những câu chuyện cổ tích; ở bên ngoài là thanh niên nam nữ hát đối với nhau, múa khèn, múa gậy tiền… Lễ hội còn sôi động bởi những trò chơi như: đua ngựa, chọi chim, chơi cù, đánh cầu… Đến chập tối, mọi người lại ngồi quây quần bên bếp lửa và ca hát suốt đêm.
 
Màu sắc sặc sỡ, đa dạng của trang phục các dân tộc hòa với màu xanh của núi rừng Tây Bắc cũng gây một ấn tượng đặc biệt với những ai đã từng một lần đến với chợ Pha Long. Xuống chợ gần như là một tập tục, thói quen và đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao.
 
Theo tiếng Mông, Pha Long có nghĩa “Rồng Hoa”. Đây là trung tâm mua bán của bà con các xã Pha Long, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ, Tả Gia Khâu của huyện Mường Khương vào các ngày thứ bảy hàng tuần.
Khi vào phiên chợ, ngay từ sáng sớm, trên khắp mọi nẻo đường đã thấy người người từ các thôn, bản nối tiếp nhau về chợ. Họ đi thành từng đoàn, từng nhóm, từng cặp và có khi là từng người một. Người thì gùi hàng, người thì dùng ngựa để thồ hàng, người thì xuống chợ bằng xe máy…Váy áo xúng xính, những chiếc ô xoè ra như nấm trên đầu các thiếu nữ với những màu sắc sặc sỡ, tạo nên bức tranh đầy sinh động, quyến rũ và thơ mộng.
 
Náo nhiệt, ồn ào và bắt mắt nhất là nơi bán hàng thổ cẩm. Xuống chợ, ai cũng muốn chọn cho mình những bộ váy áo đẹp nhất, vì thế chị em chọn lựa, ướm thử rất kỹ càng. Bên hàng ăn, người ta dễ bị choáng ngợp bởi hương vị quyến rũ của một số loại ẩm thực như: chảo thắng cố từ thịt trâu, thịt ngựa, thịt bò… của người Mông, hơi men cay nồng của thứ rượu đặc sắc: rượu Cốc Ngù của người Pa Dí, được vắt ra từ những hạt ngô của miền biên ải… Tuy nhiên, có lẽ tĩnh lặng nhất vẫn là dãy hàng thịt, tất cả đều là thịt lợn đen – loại lợn ngon nổi tiếng ở Mường
 
Phiên chợ Pha Long còn nổi tiếng với lễ hội Gầu Tào mỗi khi Tết đến, xuân về. Lễ hội Gầu Tào (hay còn gọi là Sải Sán), có nghĩa là hội leo núi, bắt đầu từ ngày mồng 3 đến mồng 6 âm lịch. Đồng bào dân tộc ở các vùng xung quanh, ở Bắc Hà, ở Sa Pa, thậm chí từ Mù Căng Chải của Yên Bái và cả bên Trung Quốc cũng đổ về Pha Long. Bắt đầu lễ hội, có một thầy cúng làm những thủ tục cúng lễ xung quanh hai cây tre được treo rượu, thịt; sau đó, ở vòng trong là các cụ già hát những bài ca ngợi tổ tiên, ông bà cha mẹ, kể những câu chuyện cổ tích; ở bên ngoài là thanh niên nam nữ hát đối với nhau, múa khèn, múa gậy tiền… Lễ hội còn sôi động bởi những trò chơi như: đua ngựa, chọi chim, chơi cù, đánh cầu… Đến chập tối, mọi người lại ngồi quây quần bên bếp lửa và ca hát suốt đêm.
 
Đặc biệt với phiên chợ với lễ hộ gầu tào, thứ mà thứ hút nhưng chàng trai, nhưng thanh thiếu niên đó là món trọi gà, sức hấp dẫn làm cho lễ hội càng thêm nhộn nhịp với những tiếng hò reo không ngớt .
 
Màu sắc sặc sỡ, đa dạng của trang phục các dân tộc hòa với màu xanh của núi rừng Tây Bắc cũng gây một ấn tượng đặc biệt với những ai đã từng một lần đến với chợ Pha Long. Xuống chợ gần như là một tập tục, thói quen và đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao.
 

Có dịp đến Lào Cai bạn hãy đi chợ Pha Long vào thứ 7 hàng tuần để khám phá những nét độc đáo của chợ và thưởng thức những món ăn dân tộc hấp dẫn nơi đây. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và ý nghĩa.