Khung cảnh tại Sân Mây rất đúng với cái tên của nó: trải dài trước mắt là một sân mây, mây lãng đãng, mây thảnh thơi, mây chơi, mây “thở.” Hít một hơi thở thật sâu để cảm nhận được sự mầu nhiệm của sự sống, người và mây trở thành một. Mây “thở”, người cũng “thở”, mây chơi, người cũng chơi. Không ai ràng buộc được mây cả, kể cả núi. Người cũng muốn được tự do để mà sống như mây, nên người “gieo mầm” cho một Sân Mây ở thành phố. Ở đó, ai tới cũng phải dừng lại để thở, để cười. Lúc đó, tự khắc, ai cũng sẽ thấy mây.

Đỉnh Sân Mây của núi Hàm Rồng (Lào Cai) quanh năm mây và mưa phùn bao phủ, du khách leo qua các cổng trời đến đỉnh (cao 1.300m) đã thấy ngợp, vậy mà ba anh em Chen (người Mông) cả ngày ở trên mỏm đá cheo leo đứng chờ du khách để bán những sợi đeo tay bằng thổ cẩm do người dân bản Lao Chải - Tả Van dệt.
 
Không gian nhẹ nhàng làm cho con người thư thái hơn. Con người thư thái hơn thì cảnh vật cũng thanh thoát hơn. Người và cảnh nuôi nhau vậy. Chính vì vậy, gọi Sân Mây là một sân chơi cho những người yêu thích tự do của tâm hồn và là ngôi nhà tinh thần để bất cứ khi nào bạn cũng có thể quay về để nghỉ ngơi thì đúng hơn là nhà hàng
 
Mây trôi bồng bềnh trước mặt cứ như với tay chút nữa sẽ níu được mây, còn vực sâu hun hút và núi cao vời vợi lại tạo sự tương phản vừa đáng sợ vừa ma mị. Tít bên dưới, đường đèo Ô Quy Hồ hướng đi Lai Châu trông mỏng mảnh như một sợi chỉ trắng. Đứng ở Cổng Trời nghĩa là bạn đang ở độ cao gần 2000m, gió thổi phần phật quanh mình, không hề có rào chắn giữa bạn và mây núi, vực thẳm. Cảnh tượng hùng vĩ, mênh mang ấy khiến ta như muốn bay vào không trung để được hòa cùng đất trời.
 
Con đường đến Sân Mây rẽ bên trái, không phải là con đường dễ đi. Con đường hẹp lách qua ngách đá, khiến cho bạn có cảm giác như sắp bước vào một hang động nào đó, cảm giác khác là như mình đang đi lạc đường. Rồi con đường tam cấp nhỏ hiện ra, leo lên hơn chục bậc là găp Sân Mây. Ở nơi này là độ cao hoàn hảo để chụp ảnh chứng tỏ mình đã lên tận đỉnh núi vờn mây.