Nhai miếng mèn mén nho nhỏ, uống hớp nước canh sẽ thấy bùi bùi trong miệng, càng nhai kỹ càng thấy ngon, thấy ngọt, một mùi vị tự nhiên của núi rừng. Mùa đông, mèn mén thường được ăn kèm với ớt phơi khô để làm nóng người, xua tan đi cái lạnh “cắt da cắt thịt” của miền núi Tây Bắc.
 
Khi du lich Sapa, các bạn gặp rất nhiều dân tộc thiểu số nhưng đa số dân tộc H’Mông. Người H’Mông thường sinh sống trên những triền núi cao, khó khăn cho việc giao thương trao đổi hàng hoá, không có điều kiện trồng lúa nước. Vì thế cây ngô là cây lương thực chính của bà con. Từ đó, bà con đã sáng tạo và chế biến ra món ăn Mèn mén để thay cơm. Cũng từ đó, Mèn mén đã trở thành món ăn không thể thiếu từ bao đời nay của bà con người H’Mông ở Sapa và Tây Băc.
 
Mèm mén là cách gọi theo tiếng quan hỏa (Trung Quốc) cố nghĩa là bột ngô hấp. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất. Các loại ngô lai, ngô hàng hóa không thể làm được món này.
 
Một trong những gia vị không thể thiếu và làm tăng tính hấp dẫn của món ăn là có thêm tương ớt, đậu xị, rau thơm. Ăn mèn mén phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị.
 
Mèn mén khi đã chín có vị thơm, dẻo, rất đậm đà, ăn rất bùi, ngậy. Ăn mèn mén bao giờ cũng kèm thêm một bát canh. Người Mông thường ăn món này với canh bí đỏ, canh su su… dễ ăn, dễ nuốt mà không bị sặc, tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
 
Người H’Mông quan niệm: là người con gái H’Mông thì phải biết thêu thùa, biết thương chồng thương con, chăm lo cho bố mẹ chồng và đặc biệt phải biết chế biến món ăn Mèn mén. Có thể thấy, mèm mén không chỉ là đặc sản mà còn là nét văn hóa ẩm thực, thể hiện được quan niệm sống của ngời H’Mông.
Đối với người H’Mông, sự công phu và kiên trì đã trở thành những phẩm chất quan trọng để làm nên món đặc sản của dân tộc – món Mèn mén. Một một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, phiên chợ.Tham khảo thêm tour du lich Sapa 2 ngay 3 dem để đến Sapa thưởng thức những món ăn đặc sản khác ở đây.
 
Cách làm mèn mén:
 
Làm mèn mén không khó nhưng đòi hỏi sự công phu và tốn nhiều thời gian. Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dùng cối đá xay nhỏ. Khi có bột ngô vừa ý, rắc một lượng nước nhất định rồi đảo đều để bột ngô tơi ra, sau đó đổ vào chõ gỗ đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun.
 
Để có được món mèm mén, người làm phải đồ bột ngô hai lần trên chõ gỗ.
 
Đồ lần đầu để tẩm nước vào bột ngô. Đồng thời cũng để làm cho bột ngô tơi, không dính vào nhau. Bởi vậy, thời gian đồ lần đầu cần tính toán cho phù hợp với từng loại ngô (ngô non hay ngô già). Nếu là bột ngô già thì cần nhiều thời gian hơn. Nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước ở trong chảo sôi, thấy hơi bốc nghi ngút lên miệng chõ là có thể bắc ra được.
 
Đầu tiên ngô được tách hạt sau đó nhặt bỏ hạt sâu, mốc, chỉ giữ lại những hạt tròn và mẩy nhất. Sau đó số ngô hạt này được mang đi xay. Người Mông vẫn sử dụng những cối xay đá truyền thống nên đây có thể coi là khâu vất vả nhất khi làm mèn mén.
 
Ngô xay xong được đem sàng để bỏ mày và sạn, sau đó mới bỏ bột vào nia để trộn cùng một chút nước. Lúc này người Mông phải tính toán lượng nước cho vào vừa đủ để bột không bị khô hay quá vón. Bột khô quá sẽ khó chín khi hấp, bột vón quá thì món ăn sẽ bị nát, không ngon. Chính vì vậy, người làm món này thường là người có kinh nghiệm nấu nướng trong gia đình, để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.
 
Không giống những món ăn khác ở đây, mèn mén được hấp tất cả hai lần. Nồi hấp được sử dụng là một chiếc chảo lớn chứa nước và ở giữa đặt một chõ cao. Bột ngô sau khi đảo với nước sẽ được đặt trong chiếc chõ này.
 
Thời gian hấp lần đầu tùy thuộc vào từng loại ngô. Nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước trong chảo sôi, hơi bốc nhiều trên miệng chõ là được. Nếu là bột ngô già thì cần thời gian lâu hơn. Sau đó, bột được đổ ra mẹt, đợi bớt nóng sẽ được vò cho tơi. Do đồ lần đầu tiên chưa chín hẳn nên người làm vẫn phải cho thêm một lượng nước vừa đủ và đảo đều tay để bột không bị vón. Khi thấy bột tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai, cũng là lần cuối cùng.
 
Món mèn mén trộn cơm được rất nhiều người Mông yêu thích vì vị ngọt, bùi, thơm của ngô và vị mềm dẻo của cơm. Tại các phiên chợ, món này còn được hòa vào nước dùng để ăn cùng phở hay mỳ.
 

Trước đây, người Mông thường chỉ dùng để ăn trong nhà. Tuy nhiên ngày nay, chúng đã được làm nhiều hơn để bán trong các phiên chợ. Do vậy du khách ghé thăm những phiên chợ vùng cao đều có thể tìm mua được món ăn dân dã, đặc trưng này của người Mông. Đặc sản mèn mén của người dân tộc H’Mông luôn hấp dẫn du khách tìm đến ăn khi đặt chân tới Sapa. Bạn hãy mua mèn mén về làm quà cho người thân nhé, đây chắc chắn là một món quà tuyệt vời sau khi kết thúc chuyến du lịch của bạn.