Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên,  là một trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Nhóm ngôn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào, Thái Lan qua Mianma, thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày-Thái.
Trang phục của đồng bào dân tộc Tày với các dân tộc khác thì trang phục truyền thống của người Tày khá đơn giản, màu sắc duy nhất một màu chàm thẫm (xanh đen). Nam và nữ giới cùng mặc áo cánh bốn thân xẻ ngực, cổ tròn có hai túi phía trước vạt áo trước, và một chiếc thắt lưng bằng vải rộng bản quấn ngang eo. Vào những dịp lễ tết hội hè thì mặc thêm áo dài năm thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hoặc cúc đồng. Phụ nữ thì đội khăn vuông gập chéo giống khăn mỏ quạ của người Kinh. Ngày nay vào các bản du khách sẽ thấy phụ nữ Tày phục sức giống như người Kinh duy chiếc khăn đội đầu thì không thay đổi.
Về văn hóa nghệ thuật thì người Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn như hát lượn, hát khắp. Hát lượn thường diễn ra trong những đêm hội hè hay có khách từ phương xa đến. Hát khắp thì gần giống như hát quan họ vùng Bắc Ninh của người Việt. Vào tháng giêng hàng năm đồng bào lại tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) tại bản Tả Van vào ngày rằm cầu mong Thần Nông- vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản- mang đến cho bản làng mùa màng tươi tốt, hội xòe ở trung tâm xã Thanh Phú vào ngày mồng 4, hội hát then ở Bản Hồ vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch.
Đến Sa Pa du khách thích khám phá nếp sinh hoạt của đồng bào Tày có thể đến thăm bản Hồ cách Sa Pa khoảng 15 Km hay đến Bản Dền cách Sa Pa khoảng 18 Km, nơi này đường núi khó đi nhưng cảnh sắc cực kỳ nguyên sơ. Du khách sẽ được ngủ nhà sàn, ăn cá suối, thưởng thức thịt lợn "cắp nách", gà bản nướng, được ngồi vào xa quay sợi cũng như tập làm đồ thổ cẩm với người dân tộc và thưởng thức những điệu múa xoè, múa sạp do các cô gái Tày biểu diễn.